-
Các lưu ý quan trọng trong khi thi năng khiếu khối M
Tất cả quá trình chuẩn bị trước đó đều phục vụ cho 1 – 2 ngày thi năng khiếu này. Các bạn hãy cố gắng thể hiện tốt nhất có thể trong những phần thi mà mình tham gia để không hối hận và làm lãng phí những tháng ngày căng thẳng đã qua. Các thí sinh lưu ý, hãy tỏa sáng hết mình giống như các bạn chỉ có một cơ hội trong đời để làm việc đó. Vậy, phải làm thế nào để tỏa sáng? (Chú ý: Đang giao lưu trực tuyến trả lời thắc mắc về Khối M – Giáo Dục Mầm Non -> Xem và đặt câu hỏi tại đây)
Trước ngày thi năng khiếu khối M, các bạn cần lên kế hoạch cho việc sẽ mặc trang phục gì khi đi thi? Nên trang điểm như thế nào cho phù hợp? Câu trả lời là chúng ta hãy lựa chọn trang phục phù hợp với bài hát, không quá cầu kì, rườm rà (Áo dài là sự lựa chọn phổ thông nhất!). Nên trang điểm nhẹ nhàng, không nên kẻ mắt quá sắc hoặc gắn mi quá dài hoặc dày, nó sẽ làm chúng ta mệt mỏi và ban giám khảo cũng không hề thích điều đó.
Tâm lý khi vào phòng thi năng khiếu mầm non là rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến việc chúng ta có thể hiện thành công phần thi của mình hay không. Hãy để cho đầu óc thư giãn và thoải mái nhất có thể, đừng quá lo lắng rằng giáo viên khó tính hay bốc phải đề thi dài và khó. Việc các bạn cần phải làm khi ấy là thả lỏng cơ thể, đây cũng là lúc để các bạn cùng phòng thi làm quen, trò chuyện với nhau, giúp nhau giảm bớt căng thẳng và đẩy những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu. Nhưng các bạn lưu ý, không nói chuyện và cười đùa quá to làm ảnh hưởng đến người khác và khiến ban giám khảo khó chịu về mình, đồng thời để bảo vệ giọng của chúng ta trước khi vào phòng thi. Và dù có nói chuyện với bạn thì cũng không quên để ý xem đã sắp đến lượt mình hay chưa nhé các sĩ tử!
Đối với phần thi kể chuyện khối M và đọc diễn cảm khối M, ban giám khảo sẽ gọi một nhóm các thí sinh cùng vào một lúc. Chúng ta cần phải xác định rằng, phần thi đọc kể diễn cảm diễn ra theo dây chuyền, sẽ có một bạn kể ở trên và 4 – 5 bạn ngồi dưới học bài chờ đến lượt. Chính vì vậy, chúng ta có thể theo dõi các bạn thi trước để rút kinh nghiệm nhưng cũng đừng quên việc của mình cần làm. Hãy nhớ, tất cả những gì diễn ra xung quanh không quan trọng bằng đề thi mà các bạn đang cầm trên tay, và làm thế nào để thể hiện tốt được nó mới là điều đáng nói. Khi đến lượt mình, các bạn cần phải đứng lên ngay, không nên chần chừ hoặc nhăn nhó khi chưa học thuộc bài, hành động ấy không những không giúp ích cho các bạn mà ngược lại còn khiến ban giám khảo khó chịu hơn.
Trước khi thể hiện phần thi năng khiếu khối M của mình, các bạn cần chào ban giám khảo, giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể hoặc tên bài thơ hay đoạn văn mình sẽ đọc. Sau đó hít hơi thật sâu và bình tĩnh thực hiện phần thi của mình cho đến khi hết câu chuyện hoặc khi ban giám khảo yêu cầu dừng lại. Sau đó, các bạn chào và cảm ơn ban giám khảo rồi đi ra ngoài. Các bạn lưu ý, hành động chào hỏi tuy không có trong thang điểm nhưng đó là kĩ năng giao tiếp và ban giám khảo để ý cả những cách mà các bạn làm, nên chúng ta cần phải hết sức lưu ý.
Đối với phần thi hát khối M, các bạn không nên tập hát quá nhiều lần trước khi vào phòng thi. Đối với các thí sinh thi vào buổi chiều, các bạn cũng không nên ngủ trưa quá lâu, sẽ làm giọng của chúng ta không được tốt. Chỉ nên nằm nghỉ từ 15 – 20 phút để giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng. Khi vào phòng thi, các bạn cần giới thiệu tên của mình, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và bắt đầu thể hiện. Trong quá trình hát, các bạn không nên đứng im một chỗ mà hãy để cơ thể thoải mái và có những động tác phù hợp với lời bài hát, cố gắng thể hiện tự nhiên nhất có thể.
Đối với những trường thi thẩm âm tiết tấu khối M, các bạn sẽ được nghe một đoạn nhạc và âm La lại, đó gọi là thẩm âm. Giám khảo sẽ vỗ tiết tấu bằng tay và chúng ta cũng phải thực hiện sao cho chính xác, đó gọi là tiết tấu. Nếu lần đầu tiên các bạn chưa nghe rõ hoặc chưa tự tin thể hiện, có thể đề nghị ban giám khảo làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, không nên yêu cầu hoặc để ban giám khảo lặp lại nhiều lần đề thi, vì họ không có nhiều thời gian cho các bạn. Kết thúc phần thi, các bạn chào, cảm ơn ban giám khảo rồi đi ra ngoài.
Đó là những lưu ý mà các bạn không nên bỏ qua khi tham gia dự thi năng khiếu mầm non khối M vào các trường đại học, cao đẳng có khối thi này.
Chúc các bạn thi tốt, đạt kết quả cao và đỗ vào những trường mà các bạn mơ ước. Good luck!!!
………………………………………………………………………………………………
THÔNG TIN THAM KHẢO GV LUYỆN THI NK – Th.s NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU.
– Thủ Khoa thi đầu vào khối M năm 2010 trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
– Tốt nghiệp Thủ Khoa K60 – Giáo Dục Mầm Non năm 2014 ĐH SPHN
– Cao học Th.s ngành Giáo Dục Mầm Non, K24, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
– Giảng viên khoa Giáo Dục Mầm Non TCTH HN.
– Có kinh nghiệm luyện thi cho các thí sinh với tỉ lệ điểm năng khiếu cao.
– Tỉ lệ HS ôn thi cô Thúy Liễu có điểm năng khiếu khi thi 7,8,9 > 75%.
– Năm 2015 lớp ôn cô Thúy Liễu có 2 bạn xuất sắc đỗ thủ khoa.
– Giáo viên có kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu.
– Luyện thi tại nhà riêng ( nên sĩ số ít), có Wifi, điều hòa.
– Các lớp ôn thi khai giảng tháng 9 hàng năm, lớp mới mở liên tục.
– Đ/C: E2, Thành Công, Ba Đình, HN – SĐT: 0983.992.846
MỘT SỐ BÀI BỔ ÍCH NÊN XEM:
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác của cô Thúy Liễu như:
>> Gợi ý các bài hát thi năng khiếu mầm non
>> Những lưu ý quan trọng khi thi năng khiếu khối M
>> Hướng dẫn kể chuyện , truyện mẫu thi năng khiếu khối M (Phần 1 )
>> Hướng dẫn kể chuyện , truyện mẫu thi năng khiếu khối M (Phần 2 )
>>Hướng dẫn kể chuyện , truyện mẫu thi năng khiếu khối M (Phần 3 )
Để nhận được các lời khuyên bổ ích về luyện thi năng khiếu khối M các bạn tham khảo tại:
>> Fanpage : Ôn năng khiếu khối M.
Giáo viên hướng dẫn Luyện Thi Năng Khiếu: Cô Nguyễn Thị Thúy Liễu